Lý luận của các bên tranh chấp Rockall

Mỗi bên lại đưa ra lý lẽ của riêng mình. Anh tuyên bố rằng vùng đất gần với Rockall nhất chính là Hirta nằm ở phía tây bắc duyên hải Scotland. Nơi đó cách Rockall 300 km, trong khi Ireland, Iceland và các đảo Faroe thuộc về Đan Mạch lại nằm cách xa hơn một chút. Người Anh tin rằng tảng đá này là một hòn đảo, do đó các vùng nước quanh đó chính là khu vực đặc quyền kinh tế của Anh.

Ireland lại cố chứng minh rằng Rockall chỉ là một tảng đá, theo luật quốc tế, các vùng nước quanh đó sẽ không có chủ quyền. Điều này đồng nghĩa là các mỏ dầu sẽ phải chia sẻ dựa trên khoảng cách từ các mỏ tới mỗi quốc gia. Ireland cho rằng tảng đá này gần họ nhất.

Trong cuộc tranh chấp này, người yếu thế nhất là Đan Mạch. Phần lớn đất nước nằm cách rất xa, cái cớ duy nhất họ có thể bám lấy Rockall chính là thông qua quần đảo Faroe nằm ở phía bắc của tảng đá. Họ lập luận rằng có một tiểu lục địa "Đảo Faroe – thềm lục địa Rockall" dưới mặt nước. Nếu vậy, Đan Mạch không chỉ có thể tuyên bố chủ quyền gần đảo Faroe, mà còn cả khu vực gần Rockall.

Iceland lại có ít hứng thú nhất với việc làm chủ tảng đá. Họ chỉ tranh đấu cho phác họa của một mỏ dầu dưới mặt nước gần đó, do vậy họ có thể đòi một phần. Iceland bắt đầu chuẩn bị cho việc trình hồ sơ lên Liên Hợp Quốc vào năm 2001. Iceland là nước đầu tiên khởi động đàm phán về vấn đề gây tranh cãi này, và do đó có thể Liên Hợp Quốc sẽ đánh giá cao thiện chí này.

Các cuộc đàm phán đã tiến hành được 5 năm, nhưng chưa đạt được thỏa thuận nào. Đan Mạch, Iceland và Ireland thảo luận với nhau về việc này mà không có sự tham gia của Anh. Tình huống này cũng khó gây nên chiến tranh. Tuy nhiên, không ai trong số này muốn chia sẻ dầuhải sản. Rockall có khả năng sẽ trở thành một tâm điểm tranh cãi quốc tế nữa, nhưng khó có thể dàn xếp được mà không có sự tham gia của Liên Hợp Quốc.

Liên quan